Dịch vụ bán và vận chuyển bùn vi sinh – Giá mới nhất 2023

Bùn vi sinh được biết đến là phương pháp sinh học có vai trò quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Nhờ bùn vi sinh mà việc xử lý nước thải mới đạt hiệu quả cao nhất. Vậy bùn vi sinh là gì? Có Thành phần và vai trò của bùn vi sinh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bùn vi sinh là gì? 

Bùn vi sinh là một loại bùn hoạt tính được sinh ra sau quá trình xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. Khác với bùn thải thường chứa nhiều tạp chất ô nhiễm, bùn vi sinh sẽ tập hợp các vi sinh vật, thường là vi khuẩn, nấm lên men, động vật nguyên sinh/không xương, côn trùng,…. Loại bùn này thường có màu nâu, bông xốp, dễ hấp thụ các chất hữu cơ và dễ lắng. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng các công trình xử lý nước thải.

bùn vi sinh

 

Thành phần của bùn vi sinh 

Bùn vi sinh được tạo ra bởi hỗn hợp các quần thể vi sinh vật gồm: nấm, vi khuẩn. tích trùng. Trong đó, vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất và chia thành 8 nhóm:

  • Alkaligenes – Achromobacter
  • Arthrobacter bacillus
  • Cytophaga – Flavobacterium
  • Pseudomonas – Vibrio aeromonas
  • Achromobacter
  • Pseudomonas
  • Enterobacteriaceae
  • Hỗn hợp Ecoli, Micrococcus

Quần thể các vi sinh vật này sẽ kết hợp cùng một số chất rắn khác để tạo ra chất kết dính có màu nâu gần như bông, rất dễ lắng.

Vai trò của bùn vi sinh trong xử lý nước thải 

Về cơ bản, bùn vi sinh sẽ hấp thụ trực tiếp các chất hữu cơ trong nước thải để loại bỏ các chất độc hại khỏi nguồn nước. Vi sinh vật có lợi trong bùn vi sinh sẽ tham gia quá trình phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải để làm sạch môi trường nước. Khi áp dụng phương pháp xử lý nước thải sinh học thì các chất thải, cặn bẩn, bụi sẽ phân tán nhỏ và bị tế bào vi khuẩn hấp thụ lên bề mặt rồi chuyển hóa và phân hủy. Quá trình này sẽ gồm 3 giai đoạn như sau:

  • Tế bào vi khuẩn sẽ khuếch tán và chuyển dịch, hấp thụ chất bẩn trong môi trường nước lên bề mặt.
  • Quá trình oxy hóa và vận chuyển chất bẩn sẽ hấp thụ qua màng tế bào của vi khuẩn.
  • Vi khuẩn sẽ tổng hợp sinh khối từ chất hữu cơ, chuyển hóa chất hữu cơ thành năng lượng va nguyên tố dinh dưỡng khác.

bể xử lý chất thải

 

Các dạng bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải 

Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học sẽ cho ra 3 loại bùn vi sinh gồm:

Bùn vi sinh hiếu khí

Bùn vi sinh hiếu khí là một dạng bùn chứa các vi sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật này sử dụng oxy để phân giải chất hữu cơ trong quá trình xử lý nước thải.

Khi nước thải được đưa vào hệ thống xử lý, nó sẽ được tiếp xúc với các vi sinh vật hiếu khí trong một bể kích thích hay bể hoạt động. Trong quá trình này, vi sinh vật sẽ tiêu thụ chất hữu cơ và chuyển chúng thành dạng bùn, CO2, và nước. Đồng thời, nước thải cũng được loại bỏ các chất độc hại và cải thiện chất lượng.

Bùn vi sinh hiếu khí sau cùng thường được thu thập, xử lý và tiêu hủy hoặc tái chế thành sản phẩm hữu ích khác như phân bón.

Bùn vi sinh hiếu khí thường có màu nâu, dạng lơ lửng, hỗn hợp dung dịch bằng đầu lắng sẽ có hiện tượng tạo bông. Nếu tắt máy sục khí hoặc khuấy trộn thì hồn hợp hình thành bông bùn. Bông bùn này sẽ kết hợp và tạo thành 1 thể với khối lượng riêng. Sau một thời gian sẽ lắng xuống nước và nước trong sẽ thoát ra sau khi đã được xử lý.

Dưới đây là các đặc trưng giúp nhận biết bùn vi sinh thiếu khí:

  • Bùn vi sinh trong môi trường thiếu khí thường có màu nâu sẫm hơn so với trong môi trường hiếu khí.
  • Bùn kết hợp trong hồ thiếu khí thường to hơn so với hồ hiếu khí.
  • Tốc độ lắng đọng của bùn vi sinh trong môi trường thiếu khí cũng nhanh hơn so với môi trường hiếu khí.

Để nhận biết rõ hơn, bạn có thể quan sát cẩn thận các cục bùn trong hồ vi sinh thiếu khí. Trong từng cục bùn, bạn sẽ thấy các bọt khí nằm bên trong. Sau khoảng 30 phút lắng đọng, các bọt khí này sẽ mở rộng và kéo theo các cục bùn lên trên mặt nước.

Bùn vi sinh thiếu khí

Trong quá trình sinh học của hồ thiếu khí, mức DO thấp thường được duy trì bằng cách lưu thông bùn từ hồ vi sinh Hiếu khí. Bằng việc sử dụng các thiết bị khuấy chìm hoặc cánh khuấy, bùn được trộn lẫn để tăng cường mức độ tiếp xúc giữa vi sinh vật và nước thải. Điều này đồng thời cũng giúp ngăn chặn việc tạo lớp bùn vi sinh không mong muốn trong hồ Thiếu khí.

Bùn vi sinh trong hồ Thiếu khí có một số đặc trưng riêng:

  • Màu của bùn vi sinh thiếu khí thường tối hơn so với bùn vi sinh hiếu khí.
  • Quá trình trộn không phá vỡ các cục bùn, do đó vi sinh vật sẽ kết hợp với nhau, tạo nên các cục bùn có kích thước lớn hơn trong hồ Thiếu khí so với hồ Hiếu khí.
  • Chính vì thế, tốc độ lắng của bùn vi sinh Thiếu khí thường lớn hơn trong hồ Hiếu khí.

Đối với việc lấy mẫu và kiểm tra, cách thức khá giống như trong hồ Hiếu khí: sử dụng ống đong 1000ml, đổ đầy nước thải, sau đó quan sát sự kết hợp và lắng đọng của bùn vi sinh. Chờ 30 phút, sau đó đo chiều cao lớp bùn.

Trong hồ vi sinh Thiếu khí, quá trình Denitrat hóa chuyển NO3- thành các hợp chất Nitơ dạng khí (NO2­) diễn ra. Do đó, tại hồ Thiếu khí sẽ xuất hiện các bọt khí thoát ra, khi ngừng quá trình khuấy, các bọt khí này bám vào các cục bùn và kéo chúng lên bề mặt nước.

Bùn vi sinh kỵ khí

Bùn vi sinh kỵ khí thường được tìm thấy trong các bể tự hoại và bể yếm khí trong hệ thống xử lý AAO. Bùn này có màu đen và phân loại thành hai hạng mục:

  1. Bùn kỵ khí lơ lửng (hoặc kỵ khí tiếp xúc), được các thiết bị khuấy hoặc bơm lưu thông để nâng cao mức độ tiếp xúc giữa bông bùn và vi sinh vật.
  2. Bùn kỵ khí dòng chảy ngược, thường thấy trong các bể UASB. Đặc điểm của bùn hạt là dạng bông to, có khả năng lắng đọng nhanh. Với kích thước lớn, lớp vi sinh vật phát triển trên bùn càng mạnh mẽ.

Bể kỵ khí sẽ hoạt động tốt hơn khi có sự xuất hiện của các lớp bùn và váng nổi trên bề mặt bể. Chúng tạo ra một lớp dày, ngăn không khí tiếp xúc với phần thoáng của bể. Các bể kỵ khí thường phải đảm bảo độ sâu đủ để quá trình kỵ khí diễn ra một cách hiệu quả nhất.

Quá trình hình thành bùn vi sinh

Quá trình hình thành bể vi sinh
Quá trình hình thành bể vi sinh

Quá trình hình thành bùn vi sinh sẽ gồm 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn tăng trưởng chậm

Giai đoạn tăng trưởng chậm là giai đoạn các vi sinh vật cần thời gian để thích nghi với môi môi trường dinh dưỡng. 

Giai đoạn tăng sinh khối theo logarit

Đây là giai đoạn vi sinh vật bắt đầu tăng trưởng sinh khối thông qua việc sử dụng các chất dinh dưỡng trong nước thải để làm thức ăn, đồng hóa và bẻ gãy liên kết. Đồng thời chúng sẽ thực hiện trao đổi chất và chất thải trong nước sẽ được xử lý.

Giai đoạn tăng trưởng chậm dần

Sau thời gian tăng trưởng mạnh mẽ thì các chất dinh dưỡng trong môi trường sẽ cạn dần. Lúc này việc trao đổi chất cũng bắt đầu sụt giảm khiến sự phát triển của quần thể vi sinh vật chậm lại.

Giai đoạn hô hấp nội bào  

Khi các chất hữu cơ đã cạn kiệt hết, vi sinh vật sẽ phải dùng đến những nguyên sinh chất trong chính tế bào của mình để thực hiện trao đổi chất. Theo đó, các tế bào chết dần và sinh khối cũng sụt giảm.

Bể lắng đứng trong hệ thống xử lý nước thải

Nói đến bể xử lý nước thải chắc hẳn không thể kể thiếu bể lắng đứng. Bể lắng đứng là một trong những bể xử lý chất thải vô cùng quan trọng đối với việc xử lý chất thải của công ty nhà máy ….. Tất cả mọi nguồn nước khi vào bể lắng đều được loại bỏ tối đa các tạp chất ô nhiễm, các chất ở thể rắn….

Bể lắng đứng là gì?

Bể lắng đứng là một công trình xử lý nước thải nhằm làm giảm các chất độc hại có trong nước. Bể lắng đứng có dạng hình trụ tròn hoặc vuông và đáy là hình chóp, được làm từ thép không gỉ hoặc inox,.. Và phủ lớp sơn epoxy bên ngoài bể. Đường kính bể từ 4 -9m.

Bể lắng đứng trong xử lý nước thải
Bể lắng đứng trong xử lý nước thải

Cấu tạo của bể lắng đứng có ngăn phản ứng trung tâm khá đơn giản với đường kính không vượt quá 3 lần chiều sâu. Bên cạnh đó là hàng loạt các thành phần như

  • Ống xả cặn, ống xả cặn nổi
  • Máng nước dẫn, máy thu nước, máng tháo nước
  • Ống trung tâm

Bể lắng đứng cho phép lưu nước thải hiệu quả, đơn giản với thời gian nhanh chóng, nhất định. Tất cả đều nhằm mục đích tạo điều kiện cho các chất lơ lửng dưới tác dụng của trọng lực có thể lắng xuống đáy.

Bùn vi sinh hoạt tính và các sự cố thường gặp 

Nổi bọt trắng 

Hiện tượng nổi bọt trắng là bọt to nổi lên nhiều và tăng dần gây đầy đến mặt bể. 

bể xử lý chất thải

Nguyên nhân

  • Do quá tải lượng nước thải bơm vào trong giai đoạn đầu nuôi cấy vi sinh.
  • Lượng vi sinh hoạt tính trong bể hiếu khí quá ít (<10%, tương đương MLSS < 1000mg/l)
  • Nồng độ chất hữu cơ trong bể xử lý sinh học hiếu khí cao, có nghĩa là giá trị COD trong bể vi sinh hoạt tính vượt quá khả năng xử lý của vi sinh vật hiếu khí nhiều lần.
  • Nước thải đầu vào chứa quá nhiều độc tố.
  • Chế độ xả bùn không hợp lý khiến nồng độ vi sinh trong bể thấp và gây nên tình trạng quá tải.

Cách khắc phục

  • Kiểm tra nồng độ vi sinh trong bể vi sinh bằng cách đo SV 30p, pH và DO. Nếu bùn lắng bình thường, SV không tăng hoặc giảm thì nguyên nhân có thể do nước thải vào chứa nhiều chất hoạt động bề mặt. Bạn cần sục khí, khuấy đều 30 – 60p để bọt giảm dần đến hết thì pH của nước thải sẽ cao ≥8.
  • SV 30 quá thấp so với mức bình thường thì cần bổ sung lượng vi sinh vật trong bể bằng cách mua thêm bùn vi sinh hoặc chế phẩm sinh học. Hoặc giảm lưu lượng nước thải đầu vào.
  • Nếu bể vi sinh nổi bọt trắng xóa  và bùn đen trên bề mặt thì do nước thải đầu vào quá bẩn, có hiện tượng quá tải. Bạn cần giảm lưu lượng nước thải đầu vào để đạt tỷ lệ F/M=0.2 – 0.3.

Bọt màu trắng to, có bùn trên bề mặt các bọt nổi, bùn màu nâu đen

Đây là hiện tượng bọt trắng to nổi trên bề mặt bể, xen lẫn là bùn vi sinh trên bề mặt bọt. Khi đo SV thấy có 1 lớp bùn nổi trên mặt.

bể xử lý chất thải

Nguyên nhân

Vi sinh vật chết và tiết ra các chất nồng khiến bọt khí hình thành trên bề mặt. Bùn vi sinh hoạt tính chết sẽ bám lên các bọt khí này.

Cách khắc phục

Phải cứu lượng vi sinh hoạt tính còn lại trong bể bằng cách tắt sục khí và để lắng khoảng 1 tiếng. Sau đó bơm nước thải trong bể ra rồi bơm nước thải sạch khác vào bể Aerotank và sục khí 30p để lắng rồi lại bơm nước ra.

Bùn mịn, lắng chậm, nước thải có sâu lắng 30 phút có màu vàng

Đây là hiện tượng bùn nổi váng màu vàng trên bề mặt và lắng chậm.

bể xử lý chất thải

Nguyên nhân

Do bùn vi sinh hoạt tính bị mất hoạt tính, vi sinh vật thiếu thức ăn nên bùn không thể phát triển, sinh ra bùn mịn.

Cách khắc phục

Cần tăng tải lượng cho vi sinh vật bằng cách:

  • Tăng lưu lượng nước cần xử lý
  • Bổ sung chất hữu cơ tự nhiên để vi sinh vật phát triển.

Bùn nổi trong bể lắng

Hiện tượng bùn nổi từng tảng, từng cục trong bể lắng và có màu đen hoặc nâu. Bùn nổi trôi lẫn theo dòng nước đầu ra và làm mất bùn.

bể xử lý chất thải

Nguyên nhân

  • Do thời gian lưu bùn lâu
  • Nitrat có quá nhiều trong nước thải sau bể aerotank
  • Tồn đọng COD sau khi xử lý aerotank.

Cách khắc phục

Không để bùn nằm trong bể lắng quá lâu mà cần tăng lượng bùn tuần hoàn, hạn chế vùng chết trong bể.

Dưới đây là một số cách khắc phục:

  1. Điều chỉnh quá trình lên men: Đảm bảo quá trình lên men diễn ra hoàn toàn để bùn có thể lắng xuống dễ dàng hơn.
  2. Điều chỉnh độ PH: Độ PH không phù hợp có thể làm giảm hiệu suất lắng của bùn. Điều chỉnh để đạt mức độ PH tối ưu (thường là 6.5-7.5) có thể giúp giải quyet vấn đề.
  3. Kiểm soát nhiệt độ: Bùn nổi có thể xuất hiện khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Hãy cố gắng duy trì một nhiệt độ ổn định.
  4. Sử dụng chất cô lập: Chất cô lập có thể giúp tăng cường quá trình lắng bùn và giảm thiểu hiện tượng bùn nổi.
  5. Kiểm tra và vệ sinh bể lắng định kỳ: Việc vệ sinh định kỳ có thể giúp loại bỏ các chất cản trở quá trình lắng bùn và đảm bảo bể lắng hoạt động tốt.

Quy trình vận chuyển bùn vi sinh 

Vận chuyển bùn vi sinh đòi hỏi một quy trình cẩn thận để đảm bảo vi sinh vật trong bùn không bị tử vong và không gây hại cho môi trường. Dưới đây là quy trình vận chuyển bùn vi sinh tiêu biểu:

  1. Bước 1: Chuẩn bị bùn vi sinh: Bùn vi sinh được chuẩn bị và đóng gói cẩn thận trong những thùng chứa đặc biệt để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
  2. Bước 2:Thiết lập điều kiện vận chuyển: Vi sinh vật cần một môi trường ổn định để sống sót. Điều này có thể đòi hỏi việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình vận chuyển.
  3. Bước 3: Vận chuyển: Bùn vi sinh thường được vận chuyển bằng xe tải hoặc tàu chở hàng. Đảm bảo các hệ thống vận chuyển được bảo dưỡng định kỳ để tránh rủi ro hỏng hóc có thể gây ảnh hưởng đến bùn vi sinh.
  4. Bước 4: Giám sát trong suốt quá trình vận chuyển: Việc theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, và áp suất trong suốt quá trình vận chuyển là rất quan trọng để đảm bảo vi sinh vật sống sót.
  5. Bước 5: Giao hàng và kiểm tra nhận hàng: Khi đến nơi, việc kiểm tra và xác nhận tình trạng bùn vi sinh là vô cùng quan trọng. Vi sinh vật cần phải được kiểm tra để đảm bảo chúng vẫn còn sống sót và hoạt động hiệu quả.

Dịch vụ vận chuyển bùn vi sinh xử lý nước thải của công ty môi trường Miền Bắc 

Trong quá trình vận hành, bể chứa bùn không được có bất kỳ cặn bã hay chất độc hại nào có khả năng gây chết sinh vật sống trong các nguồn nước thải. Đồng thời cần đảm bảo chỉ số COD, BOD nhỏ hơn hoặc bằng 2 và lớn hơn hoặc = 5 thì mới cho chất lượng bùn tốt nhất. Vì thế, bên cạnh việc loại bỏ chất thải trong bể chứa bùn thì vẫn cần giữ lại một số chất hữu cơ có lợi nhằm tăng nguồn carbon và năng lượng cho vi sinh vật.

Tuy nhiên, theo thời gian sử dụng thì môi trường và các yếu tố rác thải tác động từ bên ngoài khiến bùn vi sinh không còn đảm bảo chất lượng nữa. Lúc này cần có hệ thống máy chuyên dụng để hút bùn và vận chuyển bùn vi sinh ra khỏi khu vực đang sử dụng.

Công ty vệ sinh môi trường miền Bắc chuyên cung cấp dịch vụ hút và vận chuyển bùn vi sinh cho các tòa nhà, nhà máy, nhà hàng, chung cư, khách sạn,…. Dịch vụ của chúng tôi cam kết uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo hút sạch bùn vi sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline 0904565567 – 0989932628 để được tư vấn và hỗ trợ.

xe vận chuyển bùn vi sinh

 

Bảng giá bùn vi sinh xử lý nước thải tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc năm 2023

Dưới đây là bảng giá bùn vi sinh xử lý nước thải tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc bạn có thể tham khảo:

TỈNH THÀNH TRẠNG THÁI BÙN HIẾU KHÍ (vnđ/Tấn) BÙN KỴ KHÍ (vnđ/Tấn)
TP.Hà Nội Đặc 390.000 590.000
Rắn (bùn ép hoặc tách nước) 1.490.000 1.790.000
Hải Phòng Đặc 370.000 570.000
Rắn (bùn ép hoặc tách nước) 1.390.000 1.790.000
Bắc Ninh Đặc 370.000 590.000
Rắn (bùn ép hoặc tách nước) 1.390.000 1.990.000
Hải Dương Đặc 390.000 590.000
Rắn (bùn ép hoặc tách nước) 1.490.000 1.790.000
Các tỉnh thành khác Liên hệ để được báo giá chi tiết  

Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính tham khảo, không phải giá chung cho mọi người mua. Để được báo giá chi tiết nhất, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline 0904565567 – 0989932628 để được hỗ trợ.

Giá dịch vụ vận chuyển bùn vi sinh 

Hiện nay, giá hút và vận chuyển bùn vi sinh sẽ tính theo khối lượng thực hút. Thông thường, giá sẽ giao động trong khoảng 250.000 – 300.000đ/m3. Nếu khối lượng bùn lớn thì giá có thể tính theo xe để giúp khách hàng tiết kiệm chi phí. Vì thế, để biết được giá dịch vụ chi tiết, quý khách hàng liên hệ trực tiếp với công ty Môi trường Miền Bắc để được tư vấn chi tiết nhất.

Hotline: 0904565567 – 0989932628

Công ty môi trường Miền Bắc nhận bán bùn vi sinh

Bên cạnh dịch vụ hút và vận chuyển bùn vi sinh, công ty môi trường miền Bắc cũng cung cấp dịch vụ bán bùn vi sinh cho khách hàng có nhu cầu với giá thành rẻ, đảm bảo bùn chất lượng.

Khi mua bùn vi sinh của chúng tôi quý khách sẽ được:

  • Đảm bảo bùn có chất lượng tốt, khả năng xử lý hiệu quả.
  • Bùn có chất lượng ổn định, lâu dài
  • Có hướng dẫn nuôi cấy miễn phí và bảo hành hệ thống lâu dài
  • Được vận chuyển tận nơi
  • Cam kết giá rẻ trên toàn quốc
  • Được tư vấn và hỗ trợ sử dụng loại bùn vi sinh phù hợp nhất

Trên đây là các thông tin về dịch vụ thông hút, vận chuyển bùn vi sinh, bán bùn vi sinh. Hy vọng những chia sẻ trong bài sẽ hữu ích với bạn. Mọi thắc mắc xin mời bạn hãy liên hệ tới chúng tôi theo hotline 0904565567 – 0989932628 để được tư vấn hỗ trợ

ID bài viết: 214535

Lấy mã

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trang chủ
  • Phone
  • Zalo